HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU TẠP CHÍ

Thứ ba, 10/09/2024, 10:28 (GMT+7)

Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế xin giới thiệu một số hướng dẫn tra cứu và lưu ý về tạp chí khoa học trong và ngoài nước nhằm giúp cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Thành Đông tránh mắc phải các sai sót trong quá trình gửi bản thảo đăng bài cũng như kiểm tra bài trước khi xác định giờ chuẩn quy đổi, xét khen thưởng.

 

1. Tra cứu một tạp chí có đang thuộc danh mục Scopus hay WoS Core Collection

          * Danh mục Scopus: https://www.scopus.com/sources

Tra cứu trực tuyến bằng tên tạp chí hay chí số ISSN, nếu có kết quả click vào tên tạp chí và xem kỹ thời gian tạp chí được chỉ mục ở “Scopus coverage years”.

Chú ý: Việc tra cứu trên SCImago (https://www.scimagojr.com/) cũng cho phép xác nhận tạp chí có thuộc Scopus hay không, cùng với hạng tạp chí (Q). Tuy nhiên, do mỗi năm SCImago chỉ lấy danh mục tạp chí từ Scopus 1 lần (vào tháng 4-5), tốt hơn hết nên tra cứu trực tiếp trên website Scopus theo 2 cách trên. Khi tra cứu trên Scopus, cũng có thể xác định hạng Q (theo tứ phân vị) dựa vào Percentile ở mục CiteScore Rank (ví dụ, nếu Percentile là 36th thì sẽ ứng với hạng Q2).

          * Danh mục WoS: https://mjl.clarivate.com/home

Tra cứu trực tuyến bằng tên tạp chí hay chí số ISSN, nếu có kết quả đúng tên tạp chí, kiểm tra ở mục “Web of ScienceCore Collection” xem thuộc danh mục nào: SCIE, SSCI, AHCI hay ESCI. Chú ý, nếu kết quả chỉ có thuộc “Additional Web of ScienceIndexes” thì không phải là tạp chí uy tín thuộc WoS.

Chú ý: Clarivate cũng xếp hạng Q các tạp chí cùng với chỉ số IF, nhưng Q của Clarivate có thể khác với Q của SCImago. Tuy nhiên, để tra cứu IF và Q theo Clarivate phải có tài khoản trả tiền. 

 

2. Hệ thống trích dẫn của Cộng đồng ASEAN (ACI): Asean Citation Index (asean-cites.org)

Mục đích của ACI là tập hợp các công bố khoa học của các quốc gia thành viên để chia sẻ kết quả nghiên cứu ra phạm vi thế giới, đồng thời là cầu nối để đưa các công trình khoa học của ASEAN vào Cơ sở dữ liệu ISI và Scopus

 

3. Tạp chí trong nước thuộc Hội đồng giáo sư nhà nước năm 2024

Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2024 (hdgsnn.gov.vn)

 

4. Kiểm tra một tạp chí có thuộc loại “săn mồi” (predatory) hay “mạo danh” (hijacked)

          - Kiểm tra tạp chí “săn mồi” trong Beallslist tại https://beallslist.net/: kiểm tra nhà xuất bản của tạp chí (mục Publishers) hay tạp chí riêng rẽ (mục Standalone Journals).

   - Kiểm tra tạp chí “mạo danh” theo khuyến cáo của trang “Retraction Watch” bằng file excel tải về từ https://retractionwatch.com/the-retraction-watch-hijacked-journal-checker/ (click vào đường link ở dòng “Welcome to the Retraction Watch Hijacked Journal Checker) hoặc trực tiếp tại đây. File này được cộng đồng khoa học cập nhật thường xuyên.

          - Ngoài ra, có thể tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn khoa học như ResearchGate (https://www.researchgate.net/) hay ở các comments bên dưới khi vào xem thông tin một tạp chí trên SCImago.

* Xử lý vấn đề bài báo đăng tạp chí không còn thuộc danh mục quy định

          - Tại thời điểm quy đổi giờ chuẩn nghiên cứu khoa học hoặc xét khen thưởng, bài báo xảy ra tình huống tạp chí đăng bài đã không còn thuộc danh mục Scopus hoặc WoS thì tác giả cung cấp các thông tin sau:

          + Thông tin “Ngày nhận bài” ghi trên bài báo hoặc nếu không có thì tác giả phải cung cấp minh chứng ngày gửi bài/được xác nhận đã nộp bản thảo (tốt nhất in ra PDF email liên quan).

          + Nếu ngày tạp chí nhận bài/ngày gửi bài trước khi tạp chí không còn thuộc danh mục (trên các file excel tải về từ Scopus hay WoS có ghi thời gian ở tên file) thì có thể chấp nhận bài báo. Ngược lại thì bài báo sẽ không được chấp nhận.

          - Lưu ý: tác giả cần chú ý kiểm tra danh mục cập nhật tại thời điểm nộp bản thảo bài báo (theo cách số 2 ở mỗi danh mục đã nêu ở trên), đồng thời lưu lại minh chứng thời gian khi gửi bản thảo (hoặc phản hồi của tạp chí về việc đã nhận được bản thảo).

 

 

 

Bài viết liên quan